Tổ yến thô là gì?
Tổ yến thô là các tổ yến được thu hoạch từ đảo, có thể là từ các hang động tự nhiên hoặc tự nuôi tại nhà. Có thể nói loại yến này được xem là loại có chất dinh dưỡng cao nhất, vì đây là loại yến chưa được qua công đoạn chế biến nào. Dù vậy, yến thô để xử lí cũng rất phức tạp vì dính nhiều lông chim và tạp chất vào yến.
Tại sao cần sơ chế tổ yến thô?
Dù yến thô là yến giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất, nhưng để có thể thưởng thức, người dùng cần phải sơ chế tổ yến thô thật kĩ càng. Bởi yến thô chưa qua xử lý có chứa khá nhiều lông của chim yến, cũng như tạp chất tại hang động.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như thưởng thức hương vị yến trọn vẹn nhất người dùng bắt buộc sơ chế yến thô trước khi sử dụng.
Tuy nhiên, quy trình sản xuất yến sào đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mĩ đến từ người sơ chế. Chính vì thế thay vì sử dụng yến thô đã có rất nhiều người lựa chọn yến tinh chế, tức là yến đã qua quy trình xử lí kĩ càng.
Quy trình sản xuất yến sào đảm bảo chất lượng tốt nhất
Để có thể có được loại yến chất lượng nhất, yến đã phải trải qua quy trình xử lí vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường, quy trình này có 5 bước cụ thể như sau.
Bước 1: Kiểm tra chất lượng của tổ yến sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch yến từ đảo hoặc nơi nuôi yến, yến thô sẽ được đóng gói cẩn thận và vận chuyển về nơi sản xuất. Ngay sau đó, nơi sản xuất sẽ tiến hành phân loại yến thô để tiện lợi trong việc xử lý. Thông thường, quy trình phân loại yến sẽ chia thành hai đợt.
Đợt đầu tiên, sẽ tiến hành phân loại sơ bộ theo màu sắc và độ dày của yến. Đợt thứ hai sẽ tiến hành phân loại chuyên sâu hơn, tức là sẽ phân loại theo loại tạp chất có trong tổ yến.
Tuy nhiên khi phân loại, người làm cần phải quan sát tỉ mỹ để có thể phân loại chuẩn nhất. Tiếp theo, yến được phân loại sẽ lưu trữ trong kho cho đến công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Tiến hành làm sạch tổ yến và chuẩn bị sơ chế
Để bước sơ chế yến dễ dàng hơn, nhân viên phải làm sạch yến theo yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành yến Việt Nam. Tất cả các nhân viên đều được trang bị quần áo, dụng cụ cần thiết trước khi sơ chế yến. Đặc biệt là khử trùng sạch sẽ các dụng cụ sơ chế yến.
Bước 3: Bắt đầu sơ chế tổ yến
Trong quy trình sản xuất yến sào, sơ chế tổ yến được xem là giai đoạn quan trọng nhất. Khi đó, nhân viên sẽ tiến hành ngâm yến vào nước lạnh để sợi yến có thể nở tơi ra và trở nên mềm hơn. Mục đích của việc ngâm yến trong nước lạnh thay vì nước nóng để giúp ích có thể giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có, giảm mức hao hụt xuống mức thấp nhất và dễ dàng thao tác hơn trong quá trình sơ chế.
Thời gian ngâm yến rất quan trọng, vì ngâm quá ít yến sẽ không đủ mềm. Ngược lại, ngâm quá lâu yến sẽ dễ bị rả và mất đi dinh dưỡng. Chính vì thế, thời gian ngâm sẽ tùy thuộc vào độ cứng của yến. Sau khi ngâm nở, yến sẽ được sàng lọc nhiều lần để loại bỏ tạp chất, theo nước trôi ra ngoài. Tuy nhiên, với những sợi lông tơ, tạp chất không thể lọc bằng rây, nhân viên sẽ phải tiến hành nhặt thủ công.
Bước 4: Tiến hành loại bỏ tạp chất và làm sạch yến sào
Sau khi sơ chế để yến được sạch hơn, nhân viên cần phải quan sát tỉ mỹ, kĩ lưỡng để nhặt những chiếc lông tơ, bụi bẩn nhỏ còn sót lại. Trong giai đoạn này, nhân viên sẽ được trang bị một chiếc nhíp chuyên dùng để dễ dàng thao tác.
ổ yến sẽ được chia thành nhiều phần nhỏ và rải thành nhiều lợi mỏng trên bề mặt để dễ dàng quan sát. Bên cạnh sẽ là một ly nước được chuẩn bị sẵn để làm sạch nhíp sau mỗi lần nhặt lông, bụi bẩn.
Bước 5: Ép khuôn và đem đi sấy khô, lưu trữ
Khi đã làm sạch, yến sẽ được thu lại và mang đi ép và tạo hình bằng những chiếc khuôn. Điều này, giúp cho yến có thể giữ được hình dạng ban đầu vốn có, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người tiêu dùng.
Thông thường quy trình sấy khô sẽ kéo dài từ 12 đến 19 tiếng với nhiệt độ sấy không quá 75 độ. Điều này giúp yến tạo hình đẹp hơn, bảo quản lâu hơn và giữ được chất dinh dưỡng vốn có.